This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

tes 2

tes 2
thlkjl

test

test
thes

Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

Thưởng thức món ăn người Nhật Bản hay dùng - Ramen


Rất nhiều người trả lời ngay là “Sushi” hoặc những món tương tự khi được hỏi về món ăn Nhật. Đối với người Nhật, khi nhắc đến sushi, người ta sẽ có suy nghĩ đó là một món ăn khá-là-cao-cấp. Thực ra từ hồi xưa, có lẽ bởi vì trong các manga hay trên các bộ phim truyền hình, sushi được gắn với hình ảnh “Một món ăn khá cao cấp" nên bây giờ ở Nhật, sushi đã trở thành một món ăn dù thực tế không đắt đến vậy nhưng vẫn được coi là món ăn cao cấp.

Ngoài sushi ra còn có một món ăn được ăn nhiều đến nỗi xứng đáng với tên gọi “thức ăn quốc gia” hơn cả sushi là "Ramen”. Mì Ramen là một món ăn có nguồn gốc từ Trung quốc, đã du nhập vào Nhật và được Nhật chế biến lại thành món ăn của đất nước mình.




Ramen cũng có mùi vị rất đa dạng, loại mì Ramen dùng nước tương Nhật (Shouyu) làm nước sốt có tên “Shouyu Ramen”, loại mì Ramen dùng Miso làm nước sốt có tên "Miso Ramen” hoặc loại mì với nguyên liệu chính là xương thịt heo để nấu nước sốt gọi là “Tonkotsu Ramen”.

Điểm đặc biệt của mì Ramen tại Nhật Bản là nước sốt ở đây được hầm cực kỳ lâu và ở bất cứ tiệm ramen nào cũng có riêng công thức bí truyền của tiệm mình nên chúng ta có thể thưởng thức rất nhiều các hương vị ramen khác nhau.

Ở Nhật có rất nhiều quán ramen, nó dần trở thành văn hóa Nhật Bản, từ những quán nổi tiếng chính hãng với một loạt hệ thống các cửa hàng con, đến những quán ăn nhỏ tưởng chừng như không có ai biết tới. ở những thành phố lớn với nhiều nhân viên công sở, các bạn sẽ rất thường bắt gặp bóng của rất nhiều người ra vào các tiệm ramen.


Người Nhật Bản còn thích Ramen đến nỗi đã lập nên một chỗ riêng gọi là Viện Bảo Tàng Ramen. Đây là một chỗ tuyệt vời để bạn có thể niếm thử rất nhiều hương vị khác nhau của Ramen. Những ai muốn niếm thử thật là nhiều Ramen trong một khoảng thời gian ngắn đến Nhật, hãy ghé qua Viện Bảo Tàng này.

Văn hóa cúi đầu của người Nhật Bản

Nằm trong series bài viết về văn hóa của người Nhật Bản, bài viết này Ductravel xin được gửi tới bạn những thông tin thú vị xoay quanh một văn hóa khác của đất nước mặt trời mọc. Đó là văn hóa cúi đầu. Vậy tại sao người Nhật lại thích cúi đầu, những nguyên tắc cúi chào của họ như thế nào? Các kiểu cúi đầu và khi nào nên cúi như thế nào? Cùng đọc bài viết này của chúng tôi nhé!

Văn hóa cúi đầu

     Trong giao tiếp truyền thống của người Nhật, cúi đầu (tiếng Nhật gọi là “ojigi”) là một trong những quy tắc chào hỏi mà mọi người phải tuân thủ tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của những người tham gia giao tiếp. 
Cúi đầu được coi là một trong những “nghệ thuật ứng xử” của người Nhật, và học sinh được học tập hành vi tôn kính này ngay từ lúc bắt đầu vào trường học. Và nó cũng có nguyên tắc mà bạn không biết có thể phạm phải sai lầm khi giao tiếp, làm ăn... với đối tác người Nhật Bản đó.


     Ở “đất nước mặt trời mọc”, hình ảnh nghiêng người cúi chào như vậy đã thể hiện khái quát văn hóa người Nhật Bản: Cúi đầu, nhưng không hạ mình; khiêm nhu nhưng không hèn yếu. Một thái đội văn hóa tôn nghiêm và lịch sử như thế càng làm tăng sự nể trọng nơi người đối diện.

Các nguyên tắc khi cúi đầu

  Ý nghĩa của việc cúi đầu phụ thuộc vào 3 yếu tố chính, đó là: tình huống, độ nghiêng của cúi đầu, và khoảng thời gian cúi đầu. 

Cúi đầu ở Nhật Bản thể hiện sự tôn trọng của người cúi đối với người hoặc sự vật đối diện. Tại “xứ sở hoa anh đào”, địa vị xã hội đóng vai trò rất quan trọng (nếu bạn là người có địa vị cao hơn người đối diện, họ sẽ dùng kính ngữ để giao tiếp, cúi đầu chào sâu hơn, và có thể gọi món ăn giống bạn khi dùng bữa tại nhà hàng). Và trong văn hóa cúi đầu, địa vị cũng đóng vai trò không hề nhỏ. 

Tùy thuộc vào đối tượng tham gia giao tiếp mà cúi đầu thấp hơn, lâu hơn, hay thậm chí, việc làm đó là không cần thiết. Người Nhật cúi đầu để chào hỏi, để cám ơn, xin lỗi hoặc chúc mừng người khác… 


Hiểu được địa vị xã hội trong văn hóa cúi đầu sẽ giúp các bạn mới sang Nhật dễ dàng ứng xử một cách đúng mực hơn.

Nói tóm lại, Người dưới thường sẽ phải cúi đầu trước, cúi lâu hơn và cúi thấp hơn so với người trên.

Vậy phân việt người dưới người trên như thế nào?

Một số quy tắc phân biệt như sau:
+ Nữ là người dưới của nam
+ Nhiều tuổi hơn là người trên.
+ Khác là người trên, chủ là người dưới.
+ Thầy là trên, trò là dưới!
...
 
Vậy nên để gây thiện cảm cho đối tác hay bạn bè là người Nhật Bản thì đừng quên cúi chào họ nhé!!

Mèo thần tài may mắn tại Nhật Bản là linh vật thiêng liêng

Nếu bạn đã có một lần du lịch tới Nhật Bản, hẳn bạn sẽ thấy là là trong hầu hết cửa hàng hay ở gia đình người Nhật Bản đều có trang trí bằng một chú mèo được là bằng gốm sứ rất ngộ nghĩnh đáng yêu. Chú mèo mỉm cười vui vẻ, giơ tay như vẫy chào khách qua đường hoặc khách tới với cửa hàng.
Tuy nhiên đó không phải chỉ mang ý nghĩa trang trí đâu, mà nó mang ý nghĩa rất lớn với tâm linh người Nhật Bản, đó là chú mèo thần tài mang lại may mắn của người Nhật Bản với cái tên Maneki Neko.


Mèo thần tài là gì?

Đó là một chú linh vật của Nhật Bản, có các tên gọi khác như: mèo may mắn, mèo vẫy tay, mèo tài lộc, mèo Maneki Neko… Trưng nó ở cửa hàng hay trong nhà sẽ có ý nghĩa là mang tới tài lộc, may mắn, thịnh vượng cho gia chủ. Hình ảnh chú mèo rất viên mãn và hạnh phúc.


Có khá nhiều sự tích về nguồn gốc của chú mèo này. Phổ biến nhất là sự tích về chú mèo đã vẫy tay, gọi một vị khách ra khỏi mái hiên trước khi mái hiên đó đổ xuông, cứu vị khách ra khỏi tại họa. Và cuối cùng, chú mèo đã được tôn vị là chú mèo thần tài may mắn.

Mèo thần tài cũng có tại Việt Nam

Ở Việt nam cũng có khá nhiều đơn vị bán mèo thần tài rồi. Nó đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam trong 1 vài năm trở lại đây, cho tới thời điềm hiện tại thì văn hóa mèo thần tài đã được phổ biến khá rộng rãi. Bạn cứ search google có thể thấy cả tá đơn vị bán mèo thần tài với hàng trăm loại khác nhau.
Bạn có thể tham khảo một đơn vị bán chú mèo này TẠI ĐÂY chẳng hạn.

Và Việt Nam mình vẫn là đi sau nhé!! Chú mèo này đã phổ biến tại Trung Quốc, Đài Loan... và nhiều nước khác từ lâu lắm rồi.

Vậy nên nếu bạn có đi du lịch tới Nhật Bản hãy mang về cho người thân mình một chú làm quà như món quà may mắn nhé!

Quán cafe giành cho người cô đơn tại Nhật

đây là quán cafe dành cho những người độc thân tới vui chơi thư giãn tại Nhật Bản

Một mình đến với Moomin House chắc chắn bạn sẽ không phải buồn bã hay tủi thân bởi quán cà phê cực độc này đã cử hẳn một đội "nhân viên Mumi siêu đáng yêu" để bầu bạn cùng bạn. 
Moomin House được những thực khách ở đây gọi với cái tên khác là "Quán cà phê chống cô đơn". Thực tế, Moomin House đã được mở cách đây vài năm, từng được trang CNN đưa tin vào năm 2012. Tuy nhiên, thời gian gần đây quán cà phê chống độc thân này mới thực sự gây sốt, nhận được sự quan tâm của đông đảo cộng đồng mạng trên khắp thế giới.



Trong ảnh: Mumi cùng bạn gái Snork Maiden nắm tay nhau, với hình ảnh này Moomin House muốn gửi một thông điệp đến với những khách hàng độc thân của mình là mong muốn họ sớm tìm được "nửa kia" của mình.



Rất nhiều du khách đã tìm đến quán để có thể được ngồi thưởng thức những ly cà phê cùng dàn "nhân viên" độc đáo này. Khi đến với Moomin House, khách hàng có thể yêu cầu 1 hoặc nhiều "em Mumi" ngồi cùng và thưởng thức các đồ uống. Ngoài cà phê, khách hàng còn được thưởng thức hàng chục các loại bánh hấp dẫn có nguồn gốc từ Phần Lan.

Giáo dục trẻ em ở Nhật Bản

Giáo dục trẻ e luôn được chú trọng tại nhật bản

Mẫu giáo

Ngay từ khi học mẫu giáo các bé đã được học những lớp học về đạo đức giúp trẻ có những kiến thức cơ bản về văn hóa ứng xử. Người Nhật đặc biệt chú trọng các câu chào hỏi, xin lỗi, và cám ơn. Mỗi một ngày học bắt đầu, trẻ em sẽ xếp hàng và trịnh trọng chào giao viên của mình, trong quá trình học và chơi trẻ cũng được hướng dẫn sử dụng những câu xin lỗi và cám ơn trong  các tình huống phù hợp.
 



Đến giờ ăn, các bé được phân công phục vụ đồ ăn cho các bạn, giáo viên sẽ múc thức ăn vào bát, đổ sữa vào ly; và trẻ sẽ bưng đến bàn của các bạn. Sau đo những bạn phục vụ của ngày sẽ đứng trước lớp và nói chúc các bạn ăn ngon miệng, các bạn dưới lớp sẽ đồng thanh nói cám ơn.

Trước khi ăn, người Nhật thường nói “Itadakimasu” (Tôi biết ơn vì được nhận đồ ăn), sau khi ăn xong họ sẽ nói  ”Gochisosamadeshita” (Cám ơn vì bữa ăn), và hai điều này cũng được hướng dẫn ngay từ mẫu giáo.
 

Trẻ em từ 3 tuổi trở lên sẽ được hướng dẫn tự ăn, tự đem khay đến nơi dọn dẹp sau khi ăn xong, tự mặc quần áo, sinh hoạt cá nhân. Có thể thấy rằng, ngay từ cấp mẫu giáo, trẻ em Nhật đã có được những bài học quan trong trong cách ứng xử, tinh thần trách nhiệm với công việc, chia sẽ trách nhiệm trong tập thể  và sự tự lập.

Tiểu học và Trung học

Bước sang tiểu học trẻ em sẽ được trang bị những kiến thức trong đời sống hàng ngày từ sự cảm nhận, phán đoán về đạo đức cho đến phát triển nhân cách giúp nhân thức được tầm quan trọng của cách ứng xử văn minh.

Lên cấp hai, nhiều chủ đề được mở rộng để phù hợp với tâm lý của học sinh như chủ đề như cách phản ứng đối với lời phê bình, sự hiểu biết và tôn trọng giới tính, thái độ tôn trọng sự thật, v.v.

Ở Nhật Bản, đạo đức là môn học bắt buộc, tuy nhiên lại không có một giáo trình thống nhất, điều này giúp thầy cô linh hoạt thiết kế bài giảng cho phù hợp với học sinh. Nhưng các chủ đề đạo đức trẻ em Nhật Bản được học phải bao gồm: phân biệt đối xử người thiểu số, tình bạn, bắt nạt học đường, vai trò giới tính...Ngoài ra, tùy vào từng độ tuổi mà trẻ em Nhật sẽ được học cẩm nang hành động bao gồm những việc nên làm, không nên làm.
Ví dụ: Thấy bất kỳ nơi nào vòi nước chảy không người dùng, đóng vòi ngay; gặp quạt, gặp ánh sáng điện không người dùng, phải tắt điện ngay. Không được làm tổn hại đến những sản phẩm/ vật chất công cộng, vì thế ở Nhật Bản nhiều cây ăn trái chín trĩu quả, nhiều cây hoa cảnh khoe màu sắc hấp dẫn ở công viên, ở hai bên đường đi không hề mất một quả, không bị bẻ một bông đẹp...

Hoạt động ngoại khóa

Một trong những hoạt động quan trong, diễn ra khá phổ biến tại Nhật là việc tổ chức các Lễ hội thể thao trường mỗi năm, khi đó tất cả học sinh được yêu cầu tham gia với tư cách vận động viên hay cổ động viên. Gia đình cũng được khuyến khích tham gia.
 

 
Bắt đầu từ trung học, hầu hết các trường sẽ tổ chức các câu lạc bộ thể thao, âm nhạc và những câu lạc bổ theo sở thích khác. Học sinh Nhật đặc biệt xem trọng các hoạt động ngoài giờ không kém các lớp học chính thức. Chính những hoạt động tập thể này sẽ giúp học sinh hiểu rõ về sự tập trung, nỗ lực vì bản thân, phát triển khả năng hợp tác và làm việc nhóm, cũng như cách giải quyết các mâu thuẫn tập thể.

Trẻ em Nhật Bản không phân biệt trường công lập hay tư thục, trường nghèo hay trường giàu, thành thị hay thôn quê đều phải tham gia lau dọn trường lớp, lần lượt thay phiên trực nhật, quét dọn lớp học, và các khu vực công cộng như sân bóng rổ, cầu thang, hành lang lớp học...Thông qu các hoạt động này sẽ giúp các em ý thức được trách nhiệm với bản thân, chăm sóc người thân, và việc chia sẽ trách nhiệm với cộng đồng.