tes 2

tes 2
thlkjl

test

test
thes

Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

Văn hóa cúi đầu của người Nhật Bản

Nằm trong series bài viết về văn hóa của người Nhật Bản, bài viết này Ductravel xin được gửi tới bạn những thông tin thú vị xoay quanh một văn hóa khác của đất nước mặt trời mọc. Đó là văn hóa cúi đầu. Vậy tại sao người Nhật lại thích cúi đầu, những nguyên tắc cúi chào của họ như thế nào? Các kiểu cúi đầu và khi nào nên cúi như thế nào? Cùng đọc bài viết này của chúng tôi nhé!

Văn hóa cúi đầu

     Trong giao tiếp truyền thống của người Nhật, cúi đầu (tiếng Nhật gọi là “ojigi”) là một trong những quy tắc chào hỏi mà mọi người phải tuân thủ tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của những người tham gia giao tiếp. 
Cúi đầu được coi là một trong những “nghệ thuật ứng xử” của người Nhật, và học sinh được học tập hành vi tôn kính này ngay từ lúc bắt đầu vào trường học. Và nó cũng có nguyên tắc mà bạn không biết có thể phạm phải sai lầm khi giao tiếp, làm ăn... với đối tác người Nhật Bản đó.


     Ở “đất nước mặt trời mọc”, hình ảnh nghiêng người cúi chào như vậy đã thể hiện khái quát văn hóa người Nhật Bản: Cúi đầu, nhưng không hạ mình; khiêm nhu nhưng không hèn yếu. Một thái đội văn hóa tôn nghiêm và lịch sử như thế càng làm tăng sự nể trọng nơi người đối diện.

Các nguyên tắc khi cúi đầu

  Ý nghĩa của việc cúi đầu phụ thuộc vào 3 yếu tố chính, đó là: tình huống, độ nghiêng của cúi đầu, và khoảng thời gian cúi đầu. 

Cúi đầu ở Nhật Bản thể hiện sự tôn trọng của người cúi đối với người hoặc sự vật đối diện. Tại “xứ sở hoa anh đào”, địa vị xã hội đóng vai trò rất quan trọng (nếu bạn là người có địa vị cao hơn người đối diện, họ sẽ dùng kính ngữ để giao tiếp, cúi đầu chào sâu hơn, và có thể gọi món ăn giống bạn khi dùng bữa tại nhà hàng). Và trong văn hóa cúi đầu, địa vị cũng đóng vai trò không hề nhỏ. 

Tùy thuộc vào đối tượng tham gia giao tiếp mà cúi đầu thấp hơn, lâu hơn, hay thậm chí, việc làm đó là không cần thiết. Người Nhật cúi đầu để chào hỏi, để cám ơn, xin lỗi hoặc chúc mừng người khác… 


Hiểu được địa vị xã hội trong văn hóa cúi đầu sẽ giúp các bạn mới sang Nhật dễ dàng ứng xử một cách đúng mực hơn.

Nói tóm lại, Người dưới thường sẽ phải cúi đầu trước, cúi lâu hơn và cúi thấp hơn so với người trên.

Vậy phân việt người dưới người trên như thế nào?

Một số quy tắc phân biệt như sau:
+ Nữ là người dưới của nam
+ Nhiều tuổi hơn là người trên.
+ Khác là người trên, chủ là người dưới.
+ Thầy là trên, trò là dưới!
...
 
Vậy nên để gây thiện cảm cho đối tác hay bạn bè là người Nhật Bản thì đừng quên cúi chào họ nhé!!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét